Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Tân Hoàng Minh "bùng" chóe 6 tỷ: Ông Hùng nghe điện của ai lúc trả giá?

Xung quanh việc dư luận đang xôn xao 2 ngày qua về câu chuyện ông chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh “chạy làng” đối với cặp chóe Tứ linh sau khi trúng đấu giá 6,05 tỷ đồng, PV đã có cuộc trao đổi với gia đình tác giả bộ chóe đình đám này.
Theo chị Trinh, vợ tác giả cặp chóe Tứ Linh, chị và gia đình cũng có mặt tại buổi đấu giá này, lúc câu chốt 6,05 tỷ là ông Vũ Mạnh Hùng đại diện Tân Hoàng Minh tay vẫn giơ điện thoại lên nghe chỉ đạo từ sếp.
Nghệ nhân Phạm Anh Đạo, người duy nhất ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) hiện còn vuốt gốm bằng tay, chính là tác giả của bộ chóe Tứ Linh. Anh được nhiều người biết đến với biệt danh “chàng trai câm điếc vuốt gốm bằng tay”. Tiếp xúc với anh, cảm nhận được anh không nghe rõ người đối diện nói và cũng khá kiệm lời. Bao nhiêu tinh anh của nghề gốm hội tụ cả trong đôi bàn tay tài hoa và óc quan sát tài tình, sáng tạo, một người chỉ biết chú tâm vào làm nghề mà không hề biết gì đến việc bán hàng, lại càng không quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu Gốm Đạo Trinh. Vì vậy mà anh tỏ ra thờ ơ với việc sản phẩm của mình bị người ta từ chối mua.
Chị Trinh, vợ của nghệ nhân Phạm Anh Đạo cho biết hiện giờ chị chưa thể nói gì nhiều xung quanh câu chuyện bán đấu giá bộ chóe này vì còn phải đợi đến buổi họp báo vào Chủ nhật này khi công ty Lạc Việt (đơn vị tổ chức buổi đấu giá) tổ chức họp báo công bố chính thức bộ chóe Tứ Linh thuộc về chủ tịch Tập đoàn BĐS Hải Phát.
Tuy nhiên, chị Trinh cho biết: “Chúng tôi chỉ là bên thứ ba nên cũng không biết thông tin cụ thể gì khác, chỉ biết được qua báo chí là người ta “bùng” mất rồi. Thật ra việc bán được hay không không ảnh hưởng đến kinh tế của chúng tôi vì sản phẩm đã được chúng tôi bán cho công ty Lạc Việt, nhưng chúng tôi bức xúc vì uy tín và thương hiệu của chúng tôi bị ảnh hưởng, dư luận không hiểu lại nghĩ chắc là sản phẩm của chúng tôi như thế nào mới khiến người ta “chạy làng” như thế. Nếu như mua bán giữa hai bên với nhau theo kiểu thuận mua vừa bán thì không sao, đằng này đã đưa ra trước công chúng rồi”.
Nghệ nhân Phạm Anh Đạo và vợ bên chiếc chóe Tứ Linh hơn 6 tỷ đồng trong buổi đấu giá. Ảnh do gia đình cung cấp.
Đây là bộ chóe có kích thước lớn nhất, hoàn chỉnh nhất do Phạm Anh Đạo làm, và làm theo kiểu “hứng lên là làm” chứ không hề có đơn đặt hàng từ trước.
Nhìn về phía chồng, chị Trinh cười và nói: “Bộ chóe này là con cưng của anh ấy đấy. Để tận 6 năm rồi mới chịu bán, nếu như không say nghề và chỉ vì tiền thì anh ấy đã không mất công sức để làm ra những sản phẩm như thế. Người ta làm gốm công nghiệp một tháng cho ra từ 15-20 lò, đằng này anh ấy làm thủ công có khi đến nửa năm mới có một lò sản phẩm”.
Ông Phạm Ngọc Huy, bố đẻ của nghệ nhân Phạm Anh Đạo và là người truyền nghề cho con trai mình, cũng tỏ ra bức xúc không kém. Ông Huy nói: “Tập đoàn Tân Hoàng Minh nổi danh như cồn mà bây giờ lại làm trò hề này thì tôi cũng không hiểu là như thế nào. Con trai tôi đã phải lăn lộn xấp xỉ 1 năm trời mới ra đước sản phẩm hoàn thiện. Vừa phải làm bằng tay, mỗi ngày làm một tí, lại vừa phải chờ cho đất sét khô cứng mới làm tiếp, rồi vận chuyển vào trong lò và nung đốt cũng rất khó vì bộ chóe này có đường kính lên đến 1,3m, chiều cao 2,7m”.
g
Cuộc rượt đuổi về giá đấu của hai đại gia. Ảnh do gia đình cung cấp
Ông Huy tiết lộ, bộ chóe này được gia đình bán cho công ty Lạc Việt với giá 900 triệu đồng. Trong buổi đấu giá, phải đến lần trả giá thứ 29 mới tìm ra người thắng cuộc. Đây là tác phẩm để đời của Phạm Anh Đạo để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010. Sau buổi đấu giá, bộ chóe vẫn đang đặt tại xưởng gốm của gia đình để chờ giao cho chủ nhân mới.
“Kiểu chạy làng như vậy là không đẹp. Trong buổi đấu giá đó ông Vũ Mạnh Hùng, đại diện của Tân Hoàng Minh đã phát biểu sau khi trúng giá: “Một sản phẩm kỳ công như thế từ một làng nghề truyền thống và được làm bởi một nghệ nhân như vậy thì tại sao lại không sở hữu nó”, ông Phạm Ngọc Huy nói.
“Anh không thích mua thì thôi để người khác mua, đến hôm nay chúng tôi cũng chỉ biết đến việc tập đoàn Hải Phát sẽ mua với giá 6 tỷ đồng qua thông tin từ báo chí. Để làm tác phẩm này cần đến 2 người phụ giúp, một người bê đất sét, một người quay bàn, còn Phạm Anh Đạo phải đứng trên thang hoặc trên ghế để vuốt, nặn…miệt mài trong gần 1 năm,” ông Huy tiếp lời.
Theo chị Trinh, chị và gia đình cũng có mặt tại buổi đấu giá này, lúc câu chốt 6,05 tỷ là ông Vũ Mạnh Hùng tay vẫn giơ điện thoại lên nghe chỉ đạo từ sếp.
Xem thêm tin tuc kinh doanh                              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét