doc bao phap luat cho biết Nói tới Minh “Sâm” thì có lẽ không ai là người không biết tới tên tuổi của một ông trùm buôn gỗ lậu khét tiếng, “miệng thét ra lửa”.
Tại đất Kinh Bắc và trong giới buôn gỗ cả nước, kể cả nước ngoài như Lào, Campuchia, Trung Quốc (giáp ranh với Việt Nam) hoặc một số nước Đông Nam Á khác... chẳng ai lạ gì cái tên Minh "Sâm". Đây cũng là người sở hữu những kho gỗ quý lớn nhất Đông Nam Á, đi xế hộp siêu sang Maybach và luôn luôn có đàn em thuộc dạng máu mặt ở đất Bắc Ninh tháp tùng.
Minh "Sâm" cùng đồng bọn hầu tòa.
Nhưng có lẽ tiếng tăm cũng như khối tài sản kếch xù của Minh “Sâm” được mọi người cũng như dư luận để mắt tới kể từ sau lần bị “xộ khám” lần thứ “n” về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Nói như vậy, bởi trước đó, Minh “sâm” còn khoác trên mình một lý lịch bất hảo, khiến ai nhìn vào cũng phải dè chừng.
Năm 1977 bị TAND huyện Tiên Sơn, Hà Bắc xử phạt hai năm về tội trộm cắp tài sản; Năm 1978, bị TAND tỉnh Hà Bắc xử phạt ba năm sáu tháng tù về tội trộm cắp tài sản; Năm 1983, bị TAND Tối cao tại Hà Nội xử phạt năm năm tù về tội cướp tài sản và ba năm tù về tội trộm cắp tài sản, tổng hợp hình phạt là tám năm tù.
Do vậy mà kể từ ngày Minh “sâm” bị bắt cùng đồng bọn, trong đó có cả con gái và con rể cũng bị vướng lao lý, dư luận, các cơ quan thông tin báo chí đã tốn không ít giấy mực.
Một phiên tòa xét xử tội trạng của ông trùm Minh “Sâm” cùng đồng phạm đã được mở vào ngày 1/6 vừa qua đã một lần nữa dậy sóng, thu hút rất nhiều người dân quan tâm và báo đài tới tham dự phiên xét xử.
Nhưng khi các bị cáo tới hầu tòa trong trạng phục là quần áo dân sự (do các bị cáo được tại ngoại, sau khi hết thời giam tạm giam), riêng kẻ cầm đầu là Minh “Sâm” cùng một số bị cáo khác là người thân của ông trùm đã đi bằng xe ô tô đến khiến nhiều người tới dự phiên tòa có cảm giác chưng hửng, kỳ lạ.
Những tưởng một vụ án lớn như vậy thì sẽ có rất đông luật sư được mời tham gia bào chữa, gỡ tội cho các bị cáo. Nhưng trong vụ án này, đã không có bất kỳ luật sư nào tham gia (do các bị cáo không có nhu cầu mời luật sư).
Kỳ lạ tiếp nữa, lần lượt các bị cáo khi được gọi lên đứng trước vành móng ngựa trả lời thẩm vấn của HĐXX thì đồng loạt các bị cáo đều thành khẩn nhận tội. Có chăng bao biện cho hành vi của mình, các bị cáo chỉ trình bày là do không hiểu biết pháp luật. Chính vì vậy mà tiến độ xét xử đã được rút ngắn.
Nếu dự kiến xét xử vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” do Minh “sâm” cầm đầu cùng đồng bọn là 3 ngày thì chỉ trong một ngày, HĐXX đã tiến hành thẩm vấn xong tất cả 10 bị cáo cũng như phần tranh luận tại phiên tòa đã hoàn tất cũng không mấy gay gắt bởi không có luật sư tham gia tranh luận. Phía các bị cáo được quyền tự tranh luận thì cũng không nói gì nhiều ngoài việc thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Được biết vụ án Minh “sâm” cùng đồng phạm từng gây chấn động lớn trong dư luận, với số bị hại lên tới hàng chục người.
Theo cáo trạng truy tố của VKS, từ tháng 6/2012 đến 5/2014, Minh “sâm” cùng đồng bọn đã cưỡng đoạt hơn 184 triệu đồng của 12 bị hại. Trong khi số tiền chiếm đoạt mà cơ quan Công an xác định là hơn 459 triệu đồng.
Giải thích sự không trùng khớp này, tòa cho rằng căn cứ tài liệu, kết luận của CQĐT Bộ Công an là không thỏa đáng vì chỉ căn cứ vào phiếu thu tiền mà không lấy lời khai của người bị thu để xác định số tiền đó là tự nguyện hay bị đe dọa, điều này đã gây bất lợi cho các bị cáo....
Bởi cùng lúc đó, mới chỉ sau một ngày xét xử, con số bị hại rút xuống chỉ còn có 9 người, vì 3 người đã có đơn không thừa nhận là bị hại vì tự nguyện nộp, thậm chí cho đó là để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.
Do vậy, số tiền các bị cáo cưỡng đoạt chính thức là hơn 117 triệu đồng từ 9 bị hại (thay vì hơn 184 triệu của 12 bị hại trong cáo trạng). Riêng đối với bị cáo Hằng (con gái Minh “sâm”), việc quy kết Hằng đã giúp Minh cưỡng đoạt tài sản của 11 bị hại là bất lợi cho bị cáo, cần trừ đi ba bị hại đã rút đơn, do đó không thể áp dụng thêm điểm d mà chỉ áp dụng điểm a, Điều 135 BLHS.
Xem thêm tin hinh su
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét