chuyen cua sao cho biết Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có từ 100 đến 140 triệu phụ nữ và trẻ em trên thế giới là nạn nhân của hủ tục “cắt âm vật”.
Một trong những người đấu tranh quyết liệt với hủ tục dã man này là bà Waris Dirie, cựu siêu mẫu Áo gốc Somalia, người sáng lập Quỹ Hoa Sa Mạc (DFF) để hỗ trợ các nạn nhân bị cắt âm vật.
Waris Dirie sinh năm 1965 trong một gia đình du mục ở Galkayo, Somalia. “Waris”, theo ngôn ngữ Somalia có nghĩa là “hoa sa mạc” - một loài thực vật được coi là “phép lạ của tạo hóa” ở vùng đất chết.
Trước khi cuộc sống trở nên tăm tối,
tuổi thơ Waris trôi đi trong yên bình giữa thiên nhiên với đàn gia súc
giữa những vùng đất hoang dã.
Năm lên 4 tuổi, Waris từng suýt bị một
người bạn của bố cưỡng hiếp. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những gì
đau đớn nhất. Khi cô vừa được 5 tuổi, mẹ cô ghì chặt cô vào một tảng đá,
kẹp một mẫu gỗ lớn bảo cắn thật chặt. Bà chuẩn bị cắt sống một phần âm
đạo của cô Dirie theo tục lệ khâu âm đạo bé gái của Somali.
Do không có thuốc tê và thuốc sát
trùng, vết thương dĩ nhiên đã bị nhiễm trùng. Tại nhiều nước ở Trung
Ðông và Châu Phi, việc khâu âm đạo được tin rằng sẽ giúp cho các thiếu
nữ giữ gìn trinh tiết. Các em sẽ không quan hệ tình dục trước hôn nhân
vì sợ đau đớn, và sẽ xấu hổ nếu chồng mới cưới phát hiện các vết khâu
không còn nguyên.
“Cắn thật chặt vào,” bà nói với Dirie, “Con gái ngoan, ráng giùm mẹ, chỉ một chút thôi.”
Ngay sau đó, một phụ nữ già chuyên cắt âm đạo trong làng, dùng lưỡi dao
lam cắt phần đi phần ngoài của âm vật, khâu vết cắt cũng như khâu luôn
phần âm đạo của Dirie.
Quá trình cắt và khâu âm đạo thường
rất thô sơ, gây đau đớn, và nguy hiểm có thể chết người. Một người chị
họ 6 tuổi của Waris cũng chết vì bị nhiễm trùng máu. Sau này nhớ lại,
Waris vẫn còn rùng mình: “Nó giống như ai đó xẻ thịt hay chặt bỏ
cánh tay bạn vậy. Đau đớn không thể tả vì đó là chỗ nhạy cảm nhất trên
cơ thể người phụ nữ”.
Không chỉ bị cắt âm vật, Waris còn
hứng chịu thêm hủ tục tảo hôn. Năm 13 tuổi, Waris bị gả bán cho một
người đàn ông 60 tuổi. Không cam chịu, Waris bỏ trốn khỏi vùng quê
Galkayo. Cô đã có những đêm trường trên sa mạc, một mình chống lại thú
dữ và những gã đàn ông rình rập.
14 tuổi, Waris lên thành phố
Mogadishu, sống với gia đình người chị. Sau đó, cùng với vài người bà
con, cô đến London sống với một người cậu là đại sứ Somalia ở Vương quốc
Anh. Cuộc sống nơi xứ người không dễ dàng, Waris bắt đầu đi làm ở tiệm
bán thức ăn nhanh để kiếm tiền. Và bước ngoặt cuộc đời đã đến với cô khi
được nhiếp ảnh gia nổi tiếng Terence Donoven phát hiện.
Xem thêm khả ngân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét